Facebook Facebook Facebook Facebook

Hướng đi nào cho nghề Software Tester sau 2-3 năm làm việc?

Nếu như sinh viên sau khi ra trường thường đau đáu tìm cho mình một cơ hội nghề nghiệp phù hợp thì người đi làm sau 2-3 năm lăn lộn với nghề lại thường tự vấn một câu hỏi: Liệu mình có thể thăng tiến tới level/vị trí nào với nghề này?

Trong khi đó, một số con đường sự nghiệp hoặc vị trí công việc rất dễ bị rơi vào lối mòn, không có cơ hội phát triển hay thăng tiến rộng mở. Không phải vì nhiều năm kinh nghiệm, cũng không phải vì tay nghề cứng, chuyên môn cao mà được lên một vị trí mới.

Đây là những gì rất dễ xảy ra trong nghề Software Tester

Trải qua thời gian và thực tế làm việc, các software tester có thể kiểm thử tốt hơn và có thể mong một vị trí tốt hơn, lương cao hơn, nhiều trách nhiệm, nhiệm vụ khó khăn hơn, và cơ hội đào tạo nhiều hơn. Tuy nhiên, vị trí tester thường không đáp ứng được những mong muốn chính đáng đó.

Trong thực tế, không có nhiều công ty có định hướng phát triển nghề nghiệp (career path) rõ ràng cho nghề kiểm thử phần mềm. Trong khi đó, các tester có thể có nhiều con đường khác nhau, chuyên môn hóa trở thành senior tester hay QA hoặc chuyển nghề sang các lĩnh vực kinh doanh khác từ sau 30 tuổi. Định hướng này vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng chi phối tới mục tiêu nghề nghiệp, thu nhập kỳ vọng, kiến thức và nhóm kỹ năng mà tester hướng tới để trau dồi, học tester

Infographic sau đây phác họa một cách lý tưởng 02 con đường sự nghiệp theo hướng chuyên môn hóa mà các tester có thể vươn tới


1. Test Engineer

Một ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức IT có thể bắt đầu nghề Test với vị trí Junior Tester. Không có nhiều rào cản khi gia nhập nghề Software Testing là một điểm thuận lợi lớn cho nhiều ứng viên nhưng đồng thời cũng là thách thức cạnh tranh với những ứng viên tốt nghiệp trong ngành CNTT. Hiện nay trên thị trường tuyển dụng, các công ty IT Nhật có xu hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng viên biết tiếng Nhật N1, N2 bắt đầu vị trí Tester/Test Engineer mà không yêu cầu kiến thức nền tảng về IT hay hiểu biết chuyên môn. Cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên biết tiếng Nhật vì thế ngày càng rộng mở với nhiều lựa chọn
  • Nhóm nghề chuyên ngành CNTT có các vị trí IT comtor, Test/Test Engineer
  • Nhóm nghề thiên về ngôn ngữ có các vị trí Biên phiên dịch, Giáo viên tiếng Nhật, Trợ lý/Assistant
Nhìn chung, các ứng viên khi bắt đầu với vị trí “Test Junior” thường tham gia các dự án khác nhau với 03 nhiệm vụ chính:
  • Đóng vai trò người dùng thực tế để dùng thử sản phẩm với nhiều tình huống giả định khác nhau
  • Thực hiện các phiên kiểm thử đơn giản
  • Báo cáo lỗi / bugs
Sau 2-4 năm tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế, quen thuộc với môi trường test và nâng cao kỹ năng giao tiếp, các junior tester có thể đạt đến level “senior” với nhiều trách nhiệm hơn:
  • Thực hiện các phiên kiểm thử phức tạp
  • Báo cáo lỗi / khuyết tật
  • Test Design: Thiết kế trường hợp thử nghiệm (test-case) hoàn chỉnh
  • Tham gia sâu hơn vào dự án để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Vị trí Tester tại Shift Asia là một ví dụ. Bảng mô tả công việc cho một vị trí Software Test tại Shift Asia với mức lương $500 (junior level) đến $1000 (middle level/ tại tp HCM đăng tải trên website Viecbonus.com có những yêu cầu như sau:
  • Kiểm thử phần mềm theo nội dung thiết kế bằng tiếng Nhật.
  • Kiểm thử hệ thống Web, HP và các ứng dụng của PC/ Smartphone theo chỉ dẫn trên thiết bị thực tế
  • Đánh giá sản phẩm với tư cách là một người dùng thông thường
  • Gửi phản hồi cho khách hàng những lỗi phần mềm phát hiện được
2.1 Test Engineer phát triển theo con đường Software Testing – trở thành Test Leader / Test Manager / Test Designer

Vai trò cốt lõi của vị trí test leader và test manager là quản lý hiệu quả test team để đạt được mục tiêu về chất lượng sản phẩm và do đó đạt được mục tiêu của dự án. Trên thực tế, để hoàn thành vai trò này, test leader/manager cần không chỉ chuyên môn và kinh nghiệm mà còn khả năng quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp trong team, với các team khác và với khách hàng. Chúng ta có thể khái quát vai trò của một test leader/manager qua các nhóm công việc như sau:
  • Phối hợp với các bên liên quan để đưa ra mục tiêu thử nghiệm, kế hoạch kiểm nghiệm, ước tính chi phí dự án và nguồn lực cần thiết.
  • Hướng dẫn, phân tích, thiết kế và thực hiện các trường hợp thử nghiệm
  • Theo dõi, đo lường, kiểm soát và báo cáo về tiến độ kiểm thử, tình trạng chất lượng sản phẩm và kết quả kiểm tra
  • Đảm nhiệm vai trò quản lý, điều phối team
  • Trao đổi thông tin, giải trình kế hoạch kiểm thử và gửi báo cáo cho khách hàng
  • Trong khi đó, một Test Designer sẽ tập trung nhiều hơn vào các nhiệm vụ mang tính chuyên môn với những vai trò chính yếu sau:
  • Viết test-case dựa trên nhu cầu của khách hàng (ngân sách, yêu cầu phát triển, loại hình dịch vụ/công việc…)
  • Quản lý nguy cơ rủi ro về chất lượng sản phẩm.
  • Chạy thử nghiệm, xử lý các test-case, xử lý hệ thống kỹ thuật
  • Đánh giá và giải thích bản test-case cho khách hàng.
2.2 Test Engineer phát triển theo con đường QA – trở thành QA/QA Leader/QA Manager

QA (Quality Assurance) là bộ phận kiểm soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm. QA đóng vai trò chỉ huy và trực tiếp chịu trách nhiệm về toàn bộ tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra, phương pháp kiểm tra để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. QA được ví như dầu bôi trơn cho bộ máy hoạt động gồm nhiều bánh răng của toàn dự án, giúp cho cỗ máy này có thể phối hợp nhịp nhàng và vận hành trơn tru.
  • Phân tích yêu cầu dự án từ đó đề xuất, xây dựng quy trình phát triển sản phẩm phần mềm (Agile, V-model, TDD hay Iterative)
  • Xây dựng các bộ tài liệu tiêu chuẩn, biểu mẫu, hướng dẫn cho các bộ phận (technical, testing, design team)
  • Thực hiện kế hoạch kiểm tra đúng thời điểm, phương pháp, quy trình theo sát tiến độ dự án và quá trình phát triển sản phẩm
  • Phối hợp với các testers, senior testers để đảm bảo chất lượng thử nghiệm và báo lỗi trong suốt quá trình kiểm thử. Đôi khi QA cũng là người trực tiếp thiết kế và triển khai các test-case, test-data
  • Thu nhận các tình huống phát sinh và ý kiến phản hồi để cải tiến quy trình

Bức tranh toàn cảnh về công việc của một QA 

Trên thực tế, yêu cầu tuyển dụng vị trí QA khá đa dạng, phụ thuộc vào tính chất ngành nghề, lĩnh vực của công ty. Bảng mô tả công việc cho một vị trí QA cụ thể với mức lương $850 tại tp HCM đăng tải trên website Viecbonus.com có những yêu cầu như sau:
  • Phối hợp với các bộ phận (developement, design…) để đảm bảo quá trình phát triển sản phẩm trơn tru với chất lượng sản phẩm cao
  • Tạo báo cáo theo dõi chi tiết các vấn đề và đề xuất giải pháp
  • Tạo, theo dõi, thực hiện, đo lường, và tối ưu hóa test-case trong suốt quá trình phát triển sản phẩm
  • Phối hợp về mặt kỹ thuật với developers & product managers
  • Giám sát việc thiết kế và thực hiện các bộ test tự động.
Như vậy, QA là người vừa cần có hiểu biết sâu về yêu cầu dự án, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình làm việc, vừa cần có kỹ năng chuyên môn về thiết kế test case, test tự động, vừa cần có kỹ năng mềm để teamwork, phối hợp và làm việc với các bộ phận có liên quan. Đây cũng là lý do có nhiều cơ hội cho QA, QA leader phát triển trở thành Project Manager – người đứng đầu dự án

Kết

Như vậy, có nhiều hơn một hướng phát triển cho nghề software tester, hướng đi nào cũng cần rất nhiều nỗ lực và đam mê nhằm nâng cao kỹ năng và chuyên môn cần thiết. Nếu bạn có thể tập trung toàn tâm toàn ý cho một hướng đi đã định trước và gửi gắm sự nghiệp tương lai của mình cho một công ty đủ tầm như Shift Asia, Co-well Asia hay Framgia, thì mỗi ngày làm việc của bạn sẽ không chỉ là một ngày làm công ăn lương mà còn là một mảnh ghép cần thiết trong bức tranh sự nghiệp lâu dài. Đây là bức tranh sự nghiệp đã được dự tính ngay từ những ngày đầu ra nhập ngành, phác thảo trong suốt những năm lăn lộn với nghề. Việc định hình này không đảm bảo bức tranh sự nghiệp hay career path của các software tester thành công rực rỡ, nhưng đảm bảo được rằng bạn sẽ có những quyết định thông minh hơn, rõ ràng hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét